Khái quát
Trong bối cảnh nhu cầu và áp lực từ phía người tiêu dùng ngày càng tăng lên, các đơn vị bán lẻ yêu cầu các nhà cung cấp phải chứng minh được khả năng tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hiện nay, có rất nhiều tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các tiêu chuẩn do các doanh nghiệp tự xây dựng, các quy định luật pháp cũng như các tiêu chuẩn của các nhà bán lẻ. Sự gia tăng về số lượng tiêu chuẩn gây nhiều khó khăn cho tổ chức doanh nghiệp trong việc áp dụng. Bên cạnh đó, các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới và an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành chủ đề quan trọng đối với tất cả các bên hữu quan trong giây chuyền cung ứng thực phẩm.
ISO22000 – Bằng chứng cam kết về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp
ISO 22000 được xây dựng để hoàn toàn tương thích với ISO 9001. ISO 22000 cũng tiếp thu các nguyên tắc GMP, HACCP. ISO 22000 được thiết kế cho tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, nghĩa là "từ nông trại đến bàn ăn", bao gồm cả các tổ chức có liên quan như nhà sản xuất bao bì, dụng cụ, thiết bị... Vì vậy, các tiêu chuẩn thực hành tốt không chỉ có GMP (Thực hành sản xuất tốt) mà còn có GAP (Thực hành nông nghiệp tốt) đối với người sản xuất nguyên liệu; GVP (Thực hành thú y tốt), GPP (Thực hành chế tạo tốt), GHP (Thực hành vệ sinh tốt), GDP (Thực hành phân phối tốt), GTP (Thực hành thương mại tốt). Đó là các chương trình tiên quyết (PRP - Prerequisite Programme). Như vậy, phạm vi áp dụng của ISO 22000 rộng hơn, không chỉ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm như ưu tiên của các tiêu chuẩn HACCP. Cùng tiếp cận theo nguyên tắc phân tích mối nguy, nhưng ISO 22000 đề xuất lựa chọn biện pháp kiểm soát thông qua các chương trình tiên quyết điều hành (OPRP - Operational prerequisite programme) hoặc các CCP hoặc bao gồm cả hai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét